Tuoi muc tim
Danh Mục Chính

  Trang chủ

  Nhạc online

  Trắc nghiệm tâm lý

  Kết bạn

  Thành viên

  Tìm kiếm

  Hướng dẫn sử dụng

  Liên hệ BQT

  Đặt làm trang chủ

MỞ RỘNG | THU GỌN

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê Nhanh
Nhạc phẩm: 1505
Số Ca Sĩ: 202
Thành viên: 2512
Thành viên mới:
chan anna
Đang online: 387
Khách: 387
Thành viên: 0

  Hoa học trò
  Echip (Tin học)
  Lớp ngoại ngữ
  Dân Trí
  Tin Vui Việt


Thức thật sớm và ngủ thật trễ. Đôi khi đến trường với những vết xước ở tay, vài vệt bùn còn lấm lem trên cổ hay 10 đầu ngón tay xỉn đen vì dính dầu mỡ xe…

Đó chỉ là vài nét phác hoạ về những bạn teen đang gánh trọng trách lớn: làm trụ cột gia đình.

Những ngôi nhà… thiếu “nóc”

“Ê…, mơi qua nhà tao mần cỏ nghen…”, vừa nhác thấy bóng Đức (Trần Minh Đức - sv năm 1-ĐH Cần Thơ) đang hối hả đạp xe tới trường, ông Năm với theo. “Dạ!”, Đức đáp lớn, bụng khấp khởi mừng thầm. Cuộc sống của Đức bắt đầu từ những chuỗi ngày buồn. Cha bỏ đi khi bạn chưa đầy một tuổi, lớn lên lại ở đậu trong nhà người quen tại huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Nhà chỉ có hai mẹ con, cô Hạnh - mẹ Đức phải làm đủ việc để có khoản tiền công không quá 30.000 đồng/ngày. “Công của phụ nữ vậy đó. Hai mẹ con ráng bấm bụng rau cháo nuôi nhau”, cô Hạnh nói.

Trong kí ức của bạn Huỳnh Thị Nga (lớp 10, THPT Phan Văn Trị, Bến Tre), khái niệm cha là điều rất mơ hồ. Bởi từ khi sinh ra, bên cạnh Nga là người mẹ bị bại liệt. Nga chào đời trong căn nhà cất tạm trên mảnh đất người cậu và lớn lên nhờ nước cơm quậy với đường vì mẹ không có sữa. Ghé vào căn nhà lá nhỏ xíu, xiêu vẹo của mẹ con Nga mà thấy thương. Gọi là nhà cho sang chứ 4 phía thì hết 3 phía trống hươ trống hoác. Vật đáng giá nhất là chiếc giường và mấy chục cái bằng khen của Nga dán trên vách gỗ.

Bạn Võ Thuỳ Dương (lớp 10, THPT Lê Quý Đôn, Long An) lại sống trong ngôi nhà không có cả cha lẫn mẹ. Ba mẹ ly thân, để hai chị em Dương cho ngoại. Một buổi đi làm nuôi mình và nuôi em, buổi còn lại “con nhỏ có đôi chân khoẻ” (như nhiều người hay nói), lại cuốc bộ hàng mấy cây số đến trường, bất kể nắng mưa… Cứ thế hết cấp I, cấp II, rồi đậu vào trường chuyên Lê Quý Đôn.

Nhà nghèo, ba mẹ trước khi đi làm mướn ở tỉnh xa chỉ kịp dặn hai anh em Lê Thông SángLê Minh Sáng (lớp 11, THPT Tràm Chim, Đồng Tháp): “Ở nhà ráng học và lo cho các em!”. Bốn anh em từ đó tự lo cho nhau. Tiền bố mẹ gửi về không đủ nên “điệp khúc” trứng chiên, mì tôm trở thành thực đơn “ruột” của mấy anh em. Cứ buổi sáng tan học là hai Sáng lại đạp hộc tốc về để kịp đưa xe cho hai em tới trường. Tối lại “họp nhỏ” để xem ngày mai, ai nhiều sách vở nhất sẽ giành “quyền ưu tiên” dùng cặp. 4 anh em mà chỉ có 2 cái xe, 2 chiếc cặp nên cứ phải luân phiên. Khó khăn chồng chất thêm khi Thông Sáng mắc bệnh, những món nợ lớn xuất hiện: nợ ngân hàng 10 triệu, nợ người ngoài 5 triệu. Thông Sáng bị liệt chân chưa kịp khỏi thì Minh Sáng cũng mắc triệu chứng giống anh... Tối, ngồi dưới ngọn đèn hiu hắt, 4 anh em chụm đầu khóc như những chú gà con lạc mẹ.

Bản lĩnh của teen nhà mình

12 tuổi, Đức đã là lao động chính trong gia đình. Lúc đầu chỉ phụ mẹ, nhưng không lâu sau bạn ấy đã tự kiếm việc làm. Đầu tiên là gói kẹo dừa, 160 cục mới được… trả công 550 đồng , vậy mà ngày nào Đức cũng gói được… hai chục ký. Rồi lột hột điều, bồi mương, gánh dừa… cứ ai kêu là đi. Đức còn thường xuyên “giựt hợp đồng” của mẹ vì “Những ngày trở trời, các khớp chân của mẹ lại trở đau. Mẹ yếu, đi làm sợ bệnh thêm”. Chìa đôi tay thô ráp, Đức cười :“Nhiều đứa nói mình giống ông già”. Cũng phải, ở dưới bùn bồi mương riết, tay chân nào mà chịu nổi, lại còn không ít lần bị miểng chai đâm chảy máu, bệnh viêm xoang nặng thêm, thế mà Đức vẫn ham làm, đến khuya mới có thời gian học. Mà chỉ hôm nào nhiều “hợp đồng”, làm mệt quá, Đức mới dám ngủ sớm hơn để mai dậy sớm học bù , vậy mà vẫn 12 năm học sinh giỏi và đậu vào ĐH Cần Thơ.

Nga thì làm thuê khi mới… 6 tuổi, biết được cách mần cỏ là nhỏ xin làm ngay, nhừ hết lưng để đổi lấy 10.000 đồng/ngày. Những lúc mưa, nhỏ ở nhà róc lá dừa lấy cọng bỏ cho những người làm giỏ. Một ngày làm việc “hết công suất” của Nga kèm theo rất nhiều vết đứt tay bị dao cứa cũng chỉ được… 9.000 đồng (tương đương với 3 ký). Thu nhập tuy ít nhưng nhỏ vẫn vui. Vì hai mẹ con sẽ có bữa cơm đạm bạc cá đồng kho tiêu và rau, chứ “thất nghiệp” thì sẽ phải ăn cháo và muối cho qua bữa. Làm thêm nhiều nên Nga học muộn. Suốt 9 năm ngồi học dưới ánh đèn dầu nhưng nhỏ vẫn là học sinh giỏi. Lên lớp 10, học trường huyện cách nhà hơn 10 cây số, Nga ráng dậy thật sớm để đạp xe đi. Nhỏ nói “mình không có tiền ở trọ” nhưng thực ra, không ở bên mẹ, đối với Nga là cả một nỗi lo! Từ nhỏ, Nga đã là “bảo mẫu” của mẹ, mọi việc ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh của mẹ, nhỏ lo hết. Tối, bận học thế nào, nhỏ cũng dành thời gian mát-xa cho đôi chân đi lại khó khăn của mẹ. Những đêm mưa, dù mệt cỡ nào, nhỏ cũng bật dậy lấy áo mưa trùm ngay cho mẹ rồi ôm sách vở qua gửi nhà cậu và mượn thau, nồi về hứng. Nga luôn ước một ngày dài thêm mấy tiếng để có thêm thời gian làm, để không phải hẹn lần hẹn lữa với những cái hoá đơn điện nước và đặc biệt có thể chăm sóc cho mẹ nhiều hơn.

Cùng hoàn cảnh như Đức và Nga, Dương cũng sớm trở thành một trụ cột trong gia đình. Các cậu, dì bên ngoại ai cũng nghèo nên không lo được nhiều cho hai chị em Dương. Ngoài giờ học, nhỏ lãnh hột điều về lột, không có hàng thì phụ vắt sổ quần áo cho người dì làm thợ may. Từ khi ông ngoại bị tai biến nằm một chỗ, nhỏ có thêm vai trò “bảo mẫu”. Đi học về là tất bật giặt đồ, nấu nướng, đút cơm cho em, túc trực bên giường ngoại. Có nhiều hôm, nhỏ cụng đầu vào thành giường đau điếng do vừa chăm ngoại, vừa học, vừa vắt đồ, mệt quá ngủ lúc nào không biết. Đủ thứ việc mà nhỏ còn phải lên kế hoạch thay đổi thực đơn đi chợ từng ngày, tiền thì ít mà món thì phải đổi món để cả nhà ăn cho đỡ ngán, mỗi lần suy nghĩ là mỗi lần đau hết cả đầu.

Thấy đến trường mà bàn tay của hai anh em Sáng lúc nào cũng dính dầu mỡ nên các bạn cùng lớp để ý: “Cứ nghĩ hai anh em ở dơ nhưng sau khi biết các bạn sửa xe để kiếm tiền nuôi em, tụi mình thương lắm”. Thực ra, hai Sáng chỉ sửa xe khi chân bị đau nhức. Trước đó, cứ rảnh là hai anh em lại đi vun lúa, bốc vác… cho người ta, dù nặng nhọc vẫn “ráng làm để lo cho mấy em”. “Tan ca”, hai Sáng lại phụ em gái nấu nướng. Ăn uống xong thì dành thời gian chỉ bài cho các em. “Nhiều lúc, ngồi chia sẻ những tâm sự, những thắc mắc của các em mà tụi mình cũng thèm được như thế, thèm tâm sự với người lớn hơn, có kinh nghiệm hơn mà không được”, hai Sáng buồn buồn.

***

Cái nghèo đã khiến cho Đức, Nga, Dương và anh em Sáng biết bao lo toan… Nhưng cũng chính cái nghèo đã giúp các bạn bản lĩnh hơn. Lứa tuổi lẽ ra phải nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người lớn thì các bạn lại trở thành những “mái ngói” vun vén cho gia đình.

Sinh ra trong khó khăn, thiếu thốn đủ bề , nhưng các bạn ấy vẫn toả sáng, tựa như đom đóm lấp lánh giữa trời đêm.


10 chương mới hơn
10 chương cũ hơn

Hình thành viên


Doan Cong Tu
Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký thành viên

Album nhạc mới nhất

 
Yêu trong niềm đau



 
Nghị lực




Ước nguyện

  


Tư vấn tuổi mới lớn

Bài Mới Đăng
10 Loài Động Vật ...
6 Sự Vật Có Mối ...
Đằng sau nghị lực ...
Lúa mùa duyên thắm
Chuyện tình nàng ...
Tình thu
Tìm nhau
Tạ ơn đời
Nếu có yêu tôi
Kỷ niệm

Nghe nhiều tháng 04
Trống vắng
Đằng sau nghị lực ...
Tóc mây
Giấc mơ bên người
Tình anh
Ngày mai trời lại ...
A Mother's Love
Đêm hòa đồng
Scandal Showbiz
Chuyện tình nàng ...

Đọc nhiều tháng 04
Vợ chàng Trương
Lotito - ăn mọi thứ
Cậu bé 8 năm "trốn ...
Ví dụ ta yêu nhau
Người vợ mù
Định luật con cua ...
Con chiên thứ ba
Lá tương tư
Những ngày tươi ...
Bàn có năm chỗ ...

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm chi tiết
Tìm
Theo
Tìm chính xácGần chính xác

Dien dan thao luan
Tâm sự vui buồn

  Chàng trai nghèo khóc nức nở khi níu kéo tình yêu   Hồng Dương

Chàng trai nghèo khóc nức nở khi níu kéo tình yêu   Trong bức thư ngắn ngủi, Hồng Dương ...

 •  Cô gái bị lừa dối, vờ như không quen biết ngay trên sóng  Tuyên
 •  Em muốn được gặp anh lần cuối trước khi em đi xa  Thái
 •  Yêu thương, hạnh phúc ...  Bích Ngọc

Dien dan thao luan
Diễn đàn thảo luận

  Độc thân ?   Huyền

Độc thân ?   Tôi 28 tuổi, vừa chia tay bạn trai và bắt đầu cuộc sống độc thân. Ở tuổi này thật sự tôi đã không còn thời gian để tìm được hạnh phúc cho mình. Nghĩ đến cảnh bắt đầu tìm hiểu rồi yêu nhau, sau đó kết hôn tôi nghĩ cánh cửa ...

 •  Khi lớn rồi cứ ở nhà với mẹ có tốt không ?  Thương
 •  YDP  MINH THU
 •  tinh yeu  KMT
Trang chủ -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm