Tuoi muc tim
Danh Mục Chính

  Trang chủ

  Nhạc online

  Trắc nghiệm tâm lý

  Kết bạn

  Thành viên

  Tìm kiếm

  Hướng dẫn sử dụng

  Liên hệ BQT

  Đặt làm trang chủ

MỞ RỘNG | THU GỌN

Công cụ nghe nhạc

Để nghe nhạc, computer của bạn cần có:


Thống Kê Nhanh
Nhạc phẩm: 1505
Số Ca Sĩ: 202
Thành viên: 2512
Thành viên mới:
chan anna
Đang online: 194
Khách: 194
Thành viên: 0

  Hoa học trò
  Echip (Tin học)
  Lớp ngoại ngữ
  Dân Trí
  Tin Vui Việt



Chơi ngông

Tác giả: Duy Khánh     

Nghĩ mãi tôi vẫn không nhớ ra em là ai. Tôi chỉ ngờ ngợ là mình đã gặp ở đâu đó, còn ở đâu thì chịu. Ấp úng, tôi đành thú thật là không nhớ tên. Đôi mắt em thoáng buồn, ngạc nhiên:

- Thầy không nhớ tên em à? Em là Liên nè, gặp thầy hồi phát quà Trung thu cho các em trường tình thương năm ngoái đó!

- À!... Mà hồi đó trông em khác lắm. Bây giờ thì…

- Hồi đó là đi chơi, còn bây giờ thì em mới đi làm về. Đồng phục công sở. Hì… hì…

Dịp Tết Nguyên Đán năm ngoái, nhóm Hy Vọng mà mấy anh em trong Dòng chúng tôi đang giúp mục vụ, có quyên góp, tổ chức vui Tết cho các em có hoàn cảnh đặc biệt ở trường tình thương nọ. Em không phải là thành viên của nhóm, chỉ là bạn của Hoa. Gần tới ngày đi, Hoa có nói với tôi:

- Em có nhỏ bạn, hát cũng hay, kể chuyện cũng giỏi. Hay hôm ấy em kêu nhỏ đi cho vui. Mấy chuyện như thế này, nó thích lắm.

- Càng tốt. Làm sao cho các em nhỏ vui là được.

- Vậy nhé thầy. Để em về nói nó tập trước, chứ hôm ấy mà bể thì ê với các em lắm.

Hôm ấy em hát bài “Tết đến” và kể câu truyện về sự tích “Bánh chưng bánh dày”. Lời giới thiệu của Hoa quả không sai. Các em nhỏ say sưa nghe em kể truyện và vỗ tay hoà theo tiếng hát của em. Sau khi trình diễn, tôi có nói lời cảm ơn và khen ngợi khả năng của em. Phút trao đổi của chúng tôi không thể kéo dài, bởi những công việc phải thực hiện trong ngày hôm ấy không để chúng tôi có thời gian nói chuyện lâu hơn. Còn nhớ sau đó, tôi có nhờ Hoa chuyển lời cám ơn em lần nữa. Bẵng đi cho mãi đến hôm nay tôi mới gặp lại em. Em đến tìm tôi.

- Em muốn nhờ thầy một việc. Em biết thầy hay sinh hoạt trong các hoạt động xã hội, chắc thầy biết nhiều cơ sở, mái ấm. Em muốn hỏi thầy rằng có nơi nào người ta cần người làm việc không. Em muốn xin việc.

- Có chuyện gì không ổn sao? Em mới đi làm về mà?

- Không, mọi chuyện vẫn bình thường. Chỉ là em muốn thay đổi bầu khí. Có người bảo em “hâm”. Mẹ em chứ ai. Tự nhiên bây giờ em nghĩ mình cần phải làm một cái gì đó. Một công việc có tính phục vụ. Em không quan tâm đến lương bổng. Chỉ mong sao đủ sống là được.

Em nói trước điều ấy cũng phải. Lương trong các cơ sở xã hội nào có đáng gì. Phục vụ là chính. Chúng không bằng một nửa so với mức lương hiện đang làm kế toán cho một công ty sản xuất cà phê của em. Làm kế toán chỉ vất vả mấy ngày cuối tháng, còn làm trong các cơ sở xã hội, em phải tất bật suốt ngày. Mẹ em nói cũng có lý.

……

- Con gái không lo chuyện chồng con đi, toàn lo chuyện bao đồng.

- Thế cha xứ vẫn chẳng thường giảng và mẹ cũng chẳng dạy con rằng đạo Công giáo là đạo bác ái là gì? Giờ con muốn đi làm chuyện xã hội thì mẹ lại cản.

- Cô định cứu độ cả thế giới này chắc? Sao không cứ đi làm công ty ấy, cuối tháng lãnh lương, dành ra một chút rồi muốn làm chuyện bác ái, bác iếc gì thì làm. Hai mươi bảy tuổi rồi còn trẻ nỗi gì. Thế mà cũng không biết nghĩ.

- Mẹ à, chính vì con hai mươi bảy tuổi nên con mới quyết định phải làm một cái gì đó trong một vài năm. Kẻo mai kia chuyện chồng con buộc vào người rồi thì muốn đi cũng khó. Không có con mẹ cũng có các anh chị lo giúp. Con an tâm chuyện đó. Còn chuyện đi làm, lĩnh lương rồi bớt ra, con cũng đã nghĩ đến chuyện này. Nhưng xin mẹ thông cảm cho, có nói ra mẹ cũng chẳng hiểu đâu. Con mong ước chuyện này lâu rồi.

Mà thật, nếu có nói ra, chưa chắc mẹ em đã hiểu. Sao mà mẹ có thể có cùng một tâm trạng như em. Còn nhớ đầu thập niên 90, khi kinh tế gia đình còn eo hẹp. Cả nhà phải chia nhau đi bán vé số trong kỳ hè, khi ngày mùa đã hết. Lúc ấy em mới chỉ hơn mười tuổi, cũng phải cầm xấp vé đi bán khắp cùng ngõ hẻm. Được cái dân mình nghèo thì nghèo thật, nhưng ước vọng về một ngày mai tươi sáng nên cũng cố bóp bụng mua tờ vé số để nuôi hy vọng. Dẫu rằng hy vọng ấy ngắn ngủi, chỉ kéo dài từ sáng đến chiều, nhưng không vì thế mà họ nản chí. Cho nên ngày nào em cũng bán hết 70 tờ. Cái khó là không phải lúc nào họ cũng có tiền, và không phải lúc nào đồng bạc 2000 (trị giá một tấm vé số thời ấy) cũng nhỏ đối với họ. Chính vì vậy, chiều hôm ấy em còn bị ế 10 vé. Chay đôn chạy đáo khắp nơi mà chẳng có ai mua. Đã thế trời lại chợt đổ cơn mưa chiều. Mưa không lâu nhưng nặng hạt, tạo nên nhiều vũng nước trên những con đường đầy ổ gà. Xấp vé số em cầm trên tay đã rớt xuống một vũng nước như thế. Chỉ là tuột tay đánh rơi. Cầm xấp vé ướt nhoè trên tay, em oà khóc.

Có tiếng gọi. Ngước nhìn, thấy cánh tay vẫy vẫy của một chị đang ngồi ở bậu cửa của căn nhà bên đường, em đành phải bước vào sau một thoáng ngập ngừng. Bởi còn có ai để em cậy dựa trong lúc này. Chị ấy bị bại liệt từ nhỏ, chắc thế. Em đoán thế vì nhìn đôi chân tóp tọp ẩn sau lớp vải. Chị đã ngồi và chứng kiến hết những gì đã xảy ra. Chị đã xăng xái giúp em cẩn thận gỡ từng tờ vé số đặt nằm trên tấm chăn cho thấm nước. Chị còn cắm bàn ủi, ủi khô những tấm vé ấy. Bởi thế mà 15 phút sau em đã có thể chạy đi bán những tấm vé cuối cùng.

……

- Sự bố thí mà Tin Mừng đề cập, theo em không chỉ dừng lại ở việc chìa cho người nghèo chút tiền là xong đâu. Chúng còn đi xa hơn nhiều. Chị Vân, chị bị tật đó, gợi nên cho em suy nghĩ ấy, rằng khi bố thí hay làm việc bác ái, thì hành vi đó phải đụng đến con người, đến những nỗi day dứt của người nghèo khổ, thua thiệt. Tiền bạc chưa chắc đã làm được chuyện này. Vì vậy theo em, thành ý hay cái tâm mới là điều quan trọng. Chính vì thế mà em đưa ra quyết định có vẻ “hơi ngông”. Em muốn chính bàn tay em đụng chạm đến cuộc đời, đồng cam cộng khổ với những em có hoàn cảnh đặc biệt, những người già hay những người cần sự có mặt của em. Thầy giúp em nhé! Em muốn đi làm khoảng hai năm.

- Được rồi, em yên tâm. Rồi thầy sẽ liên lạc giúp cho.

Chia tay, lời tâm sự của em cứ bám chặt lấy tâm trí tôi. Ngỡ ngàng quá. Tôi cứ mải mê suy nghĩ duyệt xét lại những hoạt động của mình về lãnh vực công tác xã hội. Nhìn vào các hoạt động ấy, tôi thấy mình không bằng em. Em sống Tin Mừng hay quá!

  Đã đọc: 852


10 chương mới hơn
 
10 chương cũ hơn

Hình thành viên


nangbaccuc_amap
Đăng nhập

Nhớ cookie?

Quên mật khẩu
Đăng ký thành viên

Album nhạc mới nhất

 
Yêu trong niềm đau



 
Nghị lực




Ước nguyện

  


Tư vấn tuổi mới lớn

  Thảo

  Hạnh An

  

Bài Mới Đăng
10 Loài Động Vật ...
6 Sự Vật Có Mối ...
Đằng sau nghị lực ...
Lúa mùa duyên thắm
Chuyện tình nàng ...
Tình thu
Tìm nhau
Tạ ơn đời
Nếu có yêu tôi
Kỷ niệm

Nghe nhiều tháng 12
Xuân họp mặt
Đố ai
Mưa
Ánh mắt của cha
Tuổi đá buồn
Một thời đã xa
Điện thoại cô đơn
Đi ăn không muốn ...
Tạm biệt thời áo ...
Thương anh mắt ...

Đọc nhiều tháng 12
Bàn có năm chỗ ...
Tình yêu tuổi teen
Cô bé cà phê
6 thói quen giúp "mi ...
Trên tờ giấy bạc ...
Áo dài Việt Nam
Ví dụ ta yêu nhau
Cô bé có ước mơ ...
Bóng ma
Học làm điều tốt ...

Tìm kiếm nhanh
Theo tên bài hát
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9
Theo ca sĩ
A B C D Đ E F G
H I J K L M N O
P Q R S T U Ư V
W X Y Z 0   9

Tìm kiếm chi tiết
Tìm
Theo
Tìm chính xácGần chính xác

Dien dan thao luan
Tâm sự vui buồn

  Chàng trai nghèo khóc nức nở khi níu kéo tình yêu   Hồng Dương

Chàng trai nghèo khóc nức nở khi níu kéo tình yêu   Trong bức thư ngắn ngủi, Hồng Dương ...

 •  Cô gái bị lừa dối, vờ như không quen biết ngay trên sóng  Tuyên
 •  Em muốn được gặp anh lần cuối trước khi em đi xa  Thái
 •  Yêu thương, hạnh phúc ...  Bích Ngọc

Dien dan thao luan
Diễn đàn thảo luận

  Độc thân ?   Huyền

Độc thân ?   Tôi 28 tuổi, vừa chia tay bạn trai và bắt đầu cuộc sống độc thân. Ở tuổi này thật sự tôi đã không còn thời gian để tìm được hạnh phúc cho mình. Nghĩ đến cảnh bắt đầu tìm hiểu rồi yêu nhau, sau đó kết hôn tôi nghĩ cánh cửa ...

 •  Khi lớn rồi cứ ở nhà với mẹ có tốt không ?  Thương
 •  YDP  MINH THU
 •  tinh yeu  KMT
Trang chủ -|- Hướng Dẫn Sử Dụng -|- Tìm Kiếm